Bổ sung ngành nghề là một thủ tục được thực hiện rất nhiều trong quá trình kinh doanh của các công ty. Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty cổ phần

Để khách hàng nắm được thủ tục trên, bài viết sau ketoanvina.vn cung cấp tới khách hàng hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Công ty cổ phần là gì? Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Bổ sung ngành nghề trong công ty cổ phần là là công việc cần làm của công ty cổ phần khi có nhu cầu kinh doanh thêm ngành nghề mới vào trong danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần là gì? Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh mà chủ thể kinh doanh chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng đử yêu cầu theo quy định của pháp luật như là vốn điều lệ, chứng chỉ hành nghề… (Yêu cầu này phụ thuộc vào từng ngành nghề, tuân theo pháp luật chuyên nghành). Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay được quy định tại luật đầu tư năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện là ngành nghề mà công ty bạn được phép kinh doanh mà pháp luật không phải tuân thủ yêu cầu gì.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? 

Tại sao bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần phải thông báo với cơ quan nhà nước?

Theo quy định tại Khoản 1 điều 49 Nghị định 78/2016/NĐ-CP “Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký”
Thời hạn thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh là 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi

Nếu quá thời hạn trên sẽ bi phạt theo quy tại điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP “Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định

Tại sao bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần phải thông báo với cơ quan nhà nước?

Chú ý về việc ghi ngành nghề khi thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Khi thông báo bổ sung người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó

Ví dụ: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Điều 14 Nghi định 10/2020/NĐ-CP)

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ: Cung cấp dịch vụ viễn thông

Thì khách hàng đăng ký như sau

  • Mã ngành: 6190
  • Tên ngành nghề: Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Cung cấp dịch vụ viễn thông (Điều 11 Nghị định 25/2011/NĐ-CP)

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ khi muốn bổ sung ngành nghề Nuôi trổng thủy sản biển,cụ thể hơn là muốn nuôi tôm thì khách hàng đăng ký như sau:

  • Mã ngành nghề: 0321
  • Tên ngành nghề: Nuôi trồng thủy sản biển

Chi tiết: Nuôi tôm

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ví dụ: Đối với việc sản xuất thực phẩm. Ngành nghề này là ngành nghề có Điều kiện. Điều kiện cần phải đáp ứng chính là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sau khi tiến hành thông báo với sở kế hoạch đầu về việc bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm thì công ty phải thực hiện xin chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Khi có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì công ty mới được tiến hành sản xuất

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định . Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định

Chú ý về việc ghi ngành nghề khi thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Thông báo về việc bổ sung ngành nghề theo mẫu

Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành nghề

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành nghề

Văn bản ủy quền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác làm thủ tục bổ sung ngành nghề

Chú ý: Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp
  • Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông
  • Chương trình và nội dung cuộc họp
  • Họ, tên chủ tọa và thư ký
  • Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp
  • Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng
  • Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
  • Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng
  • Chữ ký của chủ tọa và thư ký

Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Quy trình thực hiện thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính

Thời gian thực hiện: 03-05 ngày kể từ thời điểm hồ sơ hợp lệ

Cách thực hiện: Nộp trực tiếp, qua đường bưu điện, hoặc qua mạng tại địa chỉ website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề trong công ty cổ phần

Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế và hoạch đầu

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày.

Bước 4: Sau khi được chấp thuận hồ sơ hợp lệ qua mạng thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ bản giấy tại trụ sở kế hoạch và đầu tư nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp để nhận kết quả

Quy trình thực hiện thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Lưu ý khi thực hiên thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Ngoài việc nộp hồ thì công ty phải thực hiện kê khai ngành nghề trong hệ thống đăng ký kinh doanh

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Ví dụ sản xuất trang thiết bị y tế là ngành nghề có điều kiện, nên sau khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề phải thực hiện thủ tục giấy phép sản xuất trang thiết bị y tế

Vào phần đăng ký ngành nghề kinh doanh nếu có xuất hiện ngành nghề xanh, đỏ thì tiến hành cập nhập lại đối với những ngành nghề đó

Nếu công ty chưa có kế toán trưởng/phụ trách kế toán, phương pháp tính thuế, số điện thoại của công ty trong qua trình bổ sung ngành nghề thì đồng thời phải tiến hành bổ sung thêm những nội dung trên

Lưu ý khi thực hiên thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Khi công ty chúng tôi tiến hành bổ sung ngành nghề, ngoài việc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì công ty có phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế

Khi công ty bạn thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bổ sung ngành nghề của công ty bạn có trách nhiệm cập nhật thông tin thuế, do vậy công ty không phải thông báo cho cơ quan thuế về việc bổ sung ngành nghề của công ty

Tôi hiện nay muốn thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất nước ngọt cho công ty. Công ty cho tôi hỏi ngoài việc đăng ký ngành nghề với cơ quan nhà nước công ty tôi cần phải đáp ứng điều kiền gì không?

Vì nước ngọt là thực phẩm, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện cần phải đáp ứng là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy sau khi thông báo đăng ký với sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính công ty phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lời kết

Đây là lời khuyên của chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn về hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần. ketoanvina.vn đơn vị chuyên thực hiện và hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến việc bổ sung ngành nghề cho công ty cổ phần với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Bài viết thuộc bản quyền của Kế Toán Vina. Mọi sự sao chép trích dẫn phải được sự đồng ý chấp thuận bằng văn bản hoặc ghi rõ nguồn ketoanvina.vn.

5/5 - (1 bình chọn)

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời